Bảo hiểm Bảo Việt: Thiếu nữ 16 tuổi tiết lộ bí mật trong quán cắt tóc, mát-xa “tới bến”
Breaking News
Loading...

Thiếu nữ 16 tuổi tiết lộ bí mật trong quán cắt tóc, mát-xa “tới bến”

Share on Google Plus

Bấy giờ Hồng mới hiểu tại sao tiệm tóc mở cửa suốt cả ngày, khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều quét nhà không có một cọng tóc. Trong khi đó, vừa lúc má chị nhắn lên cần tiền khám bệnh thế là Hồng nhắm mắt đưa chân…

Tiệm cắt tóc không có tóc

Hồng rời vùng quê Sóc Trăng lên Sài Gòn, bước chân vào nghề từ năm 17 tuổi.

Cô kể: “Em làm với tiệm tóc nam được gần một năm thì nhận thấy ban đầu cũng có khách nhưng càng lúc tiệm càng vắng. Chủ tiệm đề nghị tụi em làm thêm đấm bóp cho khách và từ đó khách vào đông hơn, tụi em có tiền hơn …”.

Nữ tiếp viên hé lộ bí mật trong quán cắt tóc không một sợi tóc

Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Hồng tiếp tục cho biết, người khách đấm bóp đầu tiên của Hồng là một người đứng tuổi. Sau khi vào phòng chỉ có 2 người, Hồng bắt đầu những động tác đấm bóp vừa mới học lại từ những anh đấm bóp dạo.

Ông khách nằm sấp. Hồng xoa tay trên lưng khách. Vừa lúc đó, tay của khách cũng bắt đầu chạm vào đùi nữ nhân viên. Cảm giác rất sợ nhưng Hồng đành phải chấp nhận vì trước đó chủ đã dặn phải chiều khách bằng mọi giá.

Rồi khách nằm ngửa, Hồng bóp tay. Tay còn lại ông khách đặt lên ngực Hồng. Hồng lảng ra tránh, ông khách có vẻ không hài lòng. Màn đấm bóp kéo dài trong 30 phút thì xong. Ông khách hỏi: “Chỉ có thế thôi sao?”, Hồng gật đầu. Ông ngồi dậy mặc áo, có vẻ không vui nói với Hồng: “Em mới làm hả?”. Ông ta dúi tờ 50.000 ngàn đồng vào tay Hồng và đi ra.

Sau lần đó, Hồng suy nghĩ mãi không biết ông khách cần gì. Những người khách sau cũng có thái độ tương tự…

Tiệm đông khách trở lại từ khi có thêm xoa bóp. Tiệm vẫn duy trì ghế hớt tóc nhưng có khi cả ngày không có một người đến hớt. Anh thợ hớt tóc phải nghỉ việc tìm nơi khác.

Thỉnh thoảng có người vào cạo mặt, lấy ráy tai, các thợ khác đùn đẩy cho Hồng với lý do Hồng lành nghề hơn. Dường như các đồng nghiệp của Hồng chỉ thích làm xoa bóp. Điều này càng làm cho Hồng thắc mắc.

Đến một hôm, anh chủ tiệm gọi Hồng vào và nói nhỏ: “Em phải làm như các bạn mới có khách. Khách vào đây họ không cần đấm bóp đâu mà họ chỉ cần kích thích. Em cố gắng lên để có tiền mà sống chứ”.

Bấy giờ Hồng mới hiểu tại sao tiệm tóc mở cửa suốt cả ngày, khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều quét nhà không có một cọng tóc. Trong khi đó, vừa lúc má chị nhắn lên cần tiền khám bệnh thế là Hồng nhắm mắt đưa chân.

Hồng bắt đầu có khách. Có người cứ vài ngày đến một lần và chỉ có Hồng anh ta mới chịu. Thu nhập của Hồng khá dần lên…

Tiếp tục làm ở đây được chừng 5 tháng thì có lượng khách đến với Hồng có phần giảm. Một người bạn của Hồng gợi ý, cái nghề này luôn cần thợ mới. Mình cũ chỗ này nhưng sẽ mới ở chỗ kia vì thế muốn có khách nhiều phải di chuyển sang tiệm khác.

Lần này, Hồng vào làm tại một tiệm tóc khá lớn trên đường Bùi Thị Xuân. Thợ nhiều nhưng mang tiếng là thợ mới, Hồng được nhiều người chiếu cố. Mỗi ngày Hồng có thể tiếp từ 8 đến 10 người khách và thu nhập có khi lên đến 6 – 700 nghìn/ngày, số tiền vào thời điểm 10 năm về trước.

Mỗi chỗ Hồng làm được 6 tháng đến 1 năm là tìm chỗ khác. Giờ ngồi kiểm lại, Hồng đã trải qua ít nhất là 10 tiệm.

Như vậy cả một thời thanh xuân của Hồng chôn chặt trong những tiệm tóc.

Khác với các công đoạn của hớt tóc đều được hưởng ăn chia 50-50, nghề xoa bóp cho khách thì ngược lại. Mỗi lần “đi tua” như thế, thợ phải đóng cho tiệm một khoản tiền. Tùy theo tiệm. Có tiệm cho thợ lấy tiền boa trực tiếp rồi sau đó đóng lại một khoản nhỏ. Có tiệm họ giữ luôn để đến cuối buổi họ trừ từ 10-15%. Lý luận của các chủ tiệm, số tiền này dùng trang tải các chi phí trong đó có việc đảm bảo cho tiệm hoạt động liên tục.

Dòng đời đưa đẩy

Ban đầu làm việc ở đây Hồng cũng lượng lự và e ngại nhưng hoàn cảnh gia đình đã không cho phép cô được lựa chọn.

Cô kể: “Nhà em có 8 anh chị em nên kinh tế gia đình khá khó khăn. Ngoài một vài công đất quanh nhà dùng để trồng trọt cây trái, ba em không còn cách gì để kiếm ăn nuôi con nên đã phải buôn bán thêm.

Từ nhỏ, em không được đi học. Em phải theo ba lênh đênh trên ghe bán hàng. Lớn lên em mới tự mày mò tập đọc, tập viết.

Em đi với ba được 5 năm. Các chị gái em đều có chồng ra ở riêng và kéo nhau lên Sài gòn làm đủ các nghề. Bấy giờ em đã 17 tuổi, bắt đầu lớn và có suy nghĩ. Em lo lắng không lẽ cứ theo ba mãi thế này sao? Rồi sau này em cũng sẽ phải lấy chồng, có con. Chính vì nghĩ như thế, em xin ba cho theo các chị lên Sài Gòn học nghề…

Con đường khởi nghiệp của em bắt đầu”.

Nữ tiếp viên hé lộ bí mật trong quán cắt tóc không một sợi tóc

Cô kể tiếp: “Chị ba quen một tiệm uốn tóc, xin cho em vào học nghề. Là một đứa con gái nhà quê nhiều bỡ ngỡ, em chẳng biết phải làm gì. May mắn có một chị khoảng ngoài 30 tuổi đã chỉ nghề cho em.

Chị chỉ cho em rất tận tình những ngóc ngách của nghề uốn tóc. Rồi chị cho em thực tập. Lần đầu tiên làm cho khách, em sợ lắm nhưng có chị đứng bên cạnh.

Lần đó, làm xong khách “bo” cho em vài ngàn. Em cầm lấy và sau đó đưa lại cho chị. Chị nói, đây là đồng tiên đầu tiên trong nghề em kiếm được em cứ giữ đi. Chỉ có mấy ngàn thôi mà hôm ấy em mừng lắm. Tại Sài Gòn, đứa con gái nhà quê đã kiếm được đồng tiền đầu tiên, không mừng sao được.

Em học nghề ở đây được 2 năm. Ra nghề, em được giữ lại làm việc. Thế nhưng, công việc làm tóc nữ đòi hỏi thời gian nhiều, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên và nhất là thu nhập không cao nên em cũng không mặn mà lắm.

Trong khi đó, ở quê nhà má em bệnh tim nặng. Ba không còn đi bán hàng trên ghe nữa mà ở nhà chăm má nên lâm vào tình trạng thiếu trước hụt sau.

Thời gian sau, chị từng dạy nghề cho em khuyên em nên tìm một tiệm hớt tóc nam thu nhập cao hơn và công việc không khó như tóc nữ. Thế nên chị đã bước chân vào các tiệm tóc nam”.

Hàng chục năm làm việc nơi đây, cuối cùng Hồng cũng tìm được bến đỗ cho mình. Nhưng dường như nhân duyên đến với cô hơi chậm.

Hồng cho biết: “Đến năm 28 tuổi em mới gặp anh Trung. Anh hơn em gần 10 tuổi. Anh là khách trong một lần ghé tiệm khi em làm trên đường Phó Đức Chính. Anh hiểu và cảm thông, đồng ý lấy em mà không cần một điều kiện gì. Đám cưới diễn ra vài tháng sau đó. Em nghỉ, không làm nữa và chờ ngày sinh con…”.

10 năm làm mát-xacho các tiệm tóc nam, Hồng giờ đây không còn vướng bận với những ưu tư về cuộc sống. Cô trải lòng với chúng tôi về bước đường mưu sinh đã qua, với những thân phận mà cô từng gặp và làm cùng… 

Bấy giờ Hồng mới hiểu tại sao tiệm tóc mở cửa suốt cả ngày, khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều quét nhà không có một cọng tóc. Trong khi đó, vừa lúc má chị nhắn lên cần tiền khám bệnh thế là Hồng nhắm mắt đưa chân…

Dưới 100 tuổi đều phải gọi bằng “anh”

Làm nghề mát-xa (xoa bóp) trong các tiệm tóc nam – tuy không phải là mại dâm nhưng ánh mắt của người đời nhìn vào các cô gái thường không mấy thiện cảm.

Hồng kể, những người khách đến với mình có người quen biết, thân tình nhưng cái tình của họ chẳng qua chỉ là cuộc vui chơi. Họ sẵn sàng quên mình nếu gặp thợ khác đẹp hơn, chiều chuộng hơn.

Có thể nói không nghề nào bạc hơn nghề này. Từ lời ăn tiếng nói đến hành động đều là những lời giả dối. Muốn tìm một người chân thật rất khó.

Trong giao tiếp, không có giới hạn tuổi tác. Đối với khách dù đáng tuổi cha, tuổi chú thậm chí bằng ông mình cũng phải gọi bằng anh. Lúc đầu ngượng lắm nhưng rồi cũng quen đi.

Thiếu nữ 16 tuổi mát-xa 'tới bến' và nỗi chua chát đầu đời

Hồng tiếp tục kể, có một số bạn cùng làm khi có tiền bắt đầu sinh nhiều tật xấu như cờ bạc, hút xách, nhậu nhẹt. Đến lúc túng cùng bắt đầu sinh đổ đốn, họ bán luôn cả thân xác của mình khiến cho nhiều người nghĩ nghề mát-xa cũng đồng nghĩa với mại dâm.

Hồng từng chứng kiến một bé quê ở Cần Thơ mới 16 nhưng lại khai 18 tuổi để xin vào làm. Bé rất xinh, có làn da trắng, môi mọng và mắt đen nhánh. Nhờ vẻ đẹp như hoa và giao tiếp duyên dáng, bé mới vào làm nhưng khách đông vô kể, dĩ nhiên thu nhập cũng nhiều. Vốn là cô gái nông thôn chưa bao giờ cầm được trong tay số tiền như thế nên bé tiêu pha bạt mạng.

“Một ngày đẹp trời, em nhận được tin nhắn của bé: ‘Chị ơi, em đang ở bệnh viện phụ sản, chị tới với em một chút’. Em vội đến. Bé đang trong phòng bệnh vì bị hư thai. Bé nói trong hoảng loạn: ‘Em nhắn anh ấy mấy lần mà không thấy anh đến. Chị giúp em ít tiền đóng viện phí, sau này em làm trả lại’.

Được vài hôm bé xuất viện về phòng trọ. Em có đến thăm thì được biết tác giả cái thai ấy chính là khách quen của tiệm. Sau sự cố đó, anh khách “cao chạy xa bay” để lại cho cô bé nỗi chua chát, đắng cay không sao kể xiết. “, Hồng kể.

Hồng nói thêm, ở đây, cũng có những chị lớn tuổi vào làm. Họ đều có gia đình nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chồng phải chấp nhận cho vợ đi. Thường thì các chị không được khách ưu ái bằng các em trẻ nhưng nhìn chung các chị cũng kiếm được đồng ra đồng vào.

“Nghề nghiệp của chúng em thuộc vào loại mạt hạng. Mỗi người mỗi hoàn cảnh mới sa chân vào chốn này và ai nấy đều mong muốn có một ngày rút được chân ra. Cũng có những người buông mình, ngày càng dấn sâu vào các tệ nạn…”, Hồng nói.

Ngày tàn của các tiệm hớt tóc kiêm mát-xa

Thợ làm mát-xa không có lương. Ngược lại họ phải đóng vào một khoản thu nhập cho chủ. Ngoài ra, họ phải chịu các loại hình phạt được áp dụng nghiêm khắc mà chung quy, chủ chỉ muốn lấy tiền của thợ. Đi trễ, nghỉ không phép, làm mất vệ sinh và vô số lỗi khác chủ đều phạt bằng tiền. Số tiền bị phạt có thể từ vài chục cho tới 500 ngàn đồng cho một lỗi vi phạm.

Thiếu nữ 16 tuổi mát-xa 'tới bến' và nỗi chua chát đầu đời

Đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh) trước đây tiệm hớt tóc dày đặc nay hoàn toàn vắng bóng.

Vài năm trước đây, chính quyền các quận huyện đã ra tay bài trừ các loại tiêm hớt tóc như thế. Hàng loạt tiệm dọc theo bờ kè Nhiêu Lộc, trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh), Ngô Quyền (Q.5), Nguyễn Thái Bình (Q. Tân Bình) đều bị “sờ gáy”.

Tiệm nào ngoan cố thì bị bắt quả tang, bị phạt rồi đóng cửa. Nếu có dịp đi lại những con đường này thì sẽ thấy không còn tiệm nào hết.

Hồng nói: “Hiện em biết chỉ còn 2 tiệm ở đường Hoàng Sa gần cầu số 6 và một tiệm trên đường Tân Sơn Nhì vẫn còn hoạt động”.

Thiếu nữ 16 tuổi mát-xa 'tới bến' và nỗi chua chát đầu đời

Đường Nguyễn Thái Bình cũng tương tự. Tiệm hớt tóc vắng đi, thay vào là tiệm mát-xa.

Như vậy, các tiệm hớt tóc có kèm dịch vụ mát-xa, đấm bóp kích thích đã đóng cửa khá nhiều. Một số tiệm đã mở lại nhưng lượng khách không còn nhiều khi thời vàng son đã qua. Một số tiệm còn lại hoạt động thoi thóp. Ngược lại các dịch vụ chuyên về mát-xa đua nhau nở rộ. Khách hàng bây giờ thích vào các tiệm mát-xa hơn vi nhiều tiện nghi, sang trọng hơn.

Thợ đấm bóp ở các tiệm hớt tóc một số giải nghệ về quê, một số khác đi về các tỉnh, có thể đi cả miền Trung, miền Bắc. Số còn lại xin vào làm ở các tiệm mát-xa.

Hồng nằm trong số đó. Sau khi lấy chồng, sinh con được vài năm, cô trở lại với nghề. Chồng và con Hồng ở lại quê chăn nuôi sinh sống. Hồng không còn làm cho tiệm tóc nữa mà bước vào một lĩnh vực mới, thợ mát-xa.

Giải thích cho việc trở lại nghề, Hồng nói, không có nghề nào như nghề này. Còn làm còn tiền, nghỉ làm hết tiền, không xa hoa lãng phí nhưng tiền của họ không biết sao cứ ra đi. Hồng tâm sự: “Lần này em chuyển sang mát-xa thêm vài năm kiếm chút tiền rồi giải nghệ luôn…”.

The post Thiếu nữ 16 tuổi tiết lộ bí mật trong quán cắt tóc, mát-xa “tới bến” appeared first on Kênh tin tức tổng hợp cập nhật 24h/7 từ dantri, vietnamnet, vnexpress.

You Might Also Like

0 nhận xét

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc