Bảo hiểm Bảo Việt: Những ca khúc của Hồng Quân Xô Viết
Breaking News
Loading...

Những ca khúc của Hồng Quân Xô Viết

Share on Google Plus

Hồng Quân và nhân dân Liên bang Xô Viết đã giành chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, giải phóng con người khỏi phát xít. Và trong chiến thắng đó, những ca khúc “thần thánh” của Hồng Quân Xô Viết đã trở thành huyền thoại. 

nhung ca khuc cua hong quan xo viet hinh 1
Cuộc duyệt binh lịch sử Quảng trường Đỏ 7/11/1941.

Ngày 9/5/1945, đại diện của nhà nước Đức Quốc xã đã phải ký văn bản đầu hàng Hồng Quân Xô Viết và các nước đồng minh không điều kiện, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II tại châu Âu. Vào ngày này hàng năm, nhân dân thế giới cùng người Nga đều long trọng kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức. 

Những ca khúc của Hồng Quân Xô Viết từng vang lên trong cuộc duyệt bình lịch sử năm 1941 và trong cả Cuộc chiến tranh vệ quốc- Thế chiến thứ II, cho đến ngày chiến thắng 9/5/1945, suốt 75 năm nay giai điệu hào hùng đó luôn được tấu lêntrong các cuộc duyệt binh mừng chiến thắng phát xít trên Quảng trường Đỏ...

Quốc ca Liên bang Xô Viết, “Cuộc chiến tranh thần thánh”, ca khúc “Tạm biệt người em gái Slavơ”, “Kachiusa”, “Đàn sếu”, “Ôi! Những con đường”, “Chiều hải cảng”…. đã trở thành những “Quốc bảo” tinh thần của nhân dân Xô Viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc, giúp cho các chiến sỹ Hồng Quân vượt qua bao gian khổ, khó khăn, hy sinh để chiến thắng kẻ thù. Làm nên những chiến tích lịch sử oai hùng trong những trận đánh hết sức ác liệt đã đi vào huyền thoại như Stalingrad, Leningrad, Kursk..., cho đến ngày 30/4/1945 khi Hồng quân cắm lá cờ búa liềm Xô Viết lên Tòa nhà quốc hội Reichstag- Berlin, báo hiệu chiến thắng phát xít Đức.

nhung ca khuc cua hong quan xo viet hinh 2
Cuộc chiến tranh thần thánh.

Ca khúc “Cuộc chiến tranh thần thánh”- Svyashchennaya Voina, hay còn được biết đến với câu hát “Vstavai, Strana Ogromnaya!”- Hãy đứng lên, hỡi đất nước vĩ đại!. Trong suốt cuộcchiến, ca khúc này từng được xem như là “chiến ca” của Hồng quân Xô Viết, được phát trên sóng phát thanh, đặc biệt khi quân phát xít tiến sát đến Moscow năm 1941.

Ngay sau khi phát xít Đức tấn công Liên bang Xô Viết, vào tháng 6/1941, nhạc sỹ Alexandrov là Trưởng đoàn ca múa nhạc Cờ đỏ của Hồng Quân Xô Viết đã lập tức phổ nhạc bài thơ có tựa đề “Cuộc chiến tranh thần thánh” của nhà thơ Vasily Ivanovich Lebedev Kumach để các nghệ sỹ trong đoàn tập dượt, và được biểu diễn lần đầu tiên ngày 26/6/1941 tại nhà ga xe lửa ở Belarus, bởi nhóm Red Song and Dance Ensemble.

Sau đó ca khúc đã phổ biến rộng rãi và được phát sóng trên đài phát thanh mỗi ngày sau tiếng chuông của Điện Kremlin. Ca khúc này đã vang lên trong cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941, kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga trên Quảng trường Đỏ, đưa các Quân đoàn Hồng Quân Xô Viết ra thẳng mặt trận chiến đấu với phát xít Đức. 

Ca khúc không chỉ lay động tâm hồn người lính Nga mà còn rung chuyển cả nước Nga. Giai điệu trầm hung mà tha thiết, mang sức mạnh tiềm ẩn mãnh liệt với niềm tin, lòng kiêu hãnh, theo từng bước chân của Hồng Quân Xô Viết trên những nẻo đường chiến trận chống phát xít Đức khắp Liên bang Xô Viết và khắp cả châu Âu. 

“Cuộc chiến tranh thần thánh” là ca khúc mang tinh thần và ý chí như một bản Quốc ca Liên bang Nga thứ hai. Cho tới hôm nay, ca khúc đã trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân Nga. “Cuộc chiến tranh thần thánh” là ca khúc duy nhất mà khi được cất lên ở bất kỳ sân khấu, hội trường nào, mọi khán giả là người Nga đều đứng dậy, nghiêm trang và cất tiếng hát theo. 

Một ca khúc quen thuộc không chỉ với Hồng Quân Xô Viết, với người Nga mà còn được bao nhiêu thế hệ người Việt Nam, nhất là những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là ca khúc “Kachiusa”. Khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nổ ra, đã có hàng vạn, hàng triệu cô gái ở lại hậu phương, chung thủy chờ đợi người chồng, người yêu trở về trong niềm tin chiến thắng. 

nhung ca khuc cua hong quan xo viet hinh 3
Matvei Isaakovich Blanter - Tác giả phần nhạc bài "Kachiusa".

“Kachiusa” chỉ là một cái tên, nhưng nó mang ý nghĩa tượng trưng cho một thế hệ phụ nữ Xô Viết ngày ấy. Không chỉ ở hậu phương, hàng chục vạn cô gái Nga Xô Viết đã ra trận. Họ là những trinh sát, phi công, bác sĩ- ý tá, du kích, vận tải.. trực tiếp chiến đấu. Nhiều người đã hy sinh anh dũng.

Bắt đầu từ một bài thơ của Mikhail Vasilyevich Isakovsky được nhạc sĩ Matvei Isaakovich Blanter phổ nhạc vào năm 1938, ca khúc đã trở thành tác phẩm âm nhạc bất hủ của nước Nga, là nguồn động viên tinh thần to lớn cho các chiến sỹ Hồng quân Xô Viết. 

Tại Smolensk, làng Vskhody, quận Ugransk, quê nhà của nhà thơ Isakovsky, nhà thơ và người dân đã dựng một bức tượng Kachiusa. Tay nơi đây còn có bảo tàng về Kachiusa, trưng bày tất cả nhữnghiện vật, thông tin về lai lịch của Kachiusa như đĩa hát, sách vở, những bài báo, tạp chí tranh ảnh, hồi ức, thư từ của các chiến sĩ... Có lẽ không có ở nơi nào trên thế giới, một ca khúc lại được dựng tượng và có một bảo tàng riêng như vậy.

“Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” cũng làmột trong những ca khúc huyền thoại trong các cuộc chia tay ra mặt trận của Hồng Quân Xô Viết. Giai điệu gắn liền với hình ảnh chia tay của những người vợ, người mẹ, người yêu, người em gái... của các chiến sỹ Hồng Quân Xô Viết ở sân ga.

Được viết vào mùa thu năm 1912 bởi nhạc trưởng dàn nhạc quân đội Liên bang Xô Viết Vasily Ivanovich Agapkin (1884-1964), ca khúc đã trở thành tác phẩm kinh điển trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại khi vang lên trong cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941 trên Quảng trường Đỏ, nơi những người lính từ đây tiến ra mặt trận để chiến đấu với quân thù. 

nhung ca khuc cua hong quan xo viet hinh 4
Tượng đài liệt sĩ ở Nga- Đàn sếu.

Người chiến sỹ ra đi, chiến trường ác liệt, có thể hy sinh hoặc không trở về, nhưng chỉ là “tạm biệt”, là tạm thời chia tay, ở nhà, có hậu phương có mẹ, có vợ, có người thương, có những người em gái, và cả những người con đang chờ chồng, cha, người yêu của họ trở về. Lời tạm biệt để hẹn ngày trở lại, để vững tin niềm tin chiến thắng...

Một trong những ca khúc để lại trong trái tim bao người sự tiếc thương là “Zhuravli” - Đàn Sếu. Ca khúc này là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của âm nhạc Xô Viết về chủ đề Thế chiến thứ II. “Zhuravli” được phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ người Dagestan nổi tiếng: Rasul Gamzatov, được dịch giả Naum Grebnev chuyển thể sang tiếng Nga, nhạc sĩ Yan Frenkel phổ nhạc.

Với giai điệu bi tráng mà da diết, ca khúc này viết về những người lính Hồng Quân Xô Viết đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, và được sử dụng trong các dịp tưởng niệm. Sau khi ca khúc ra đời, rất nhiều nơi ở Liên bang Xô viết đã dựng những đài tưởng niệm mà trung tâm là hình ảnh đàn sếu đang bay. Đàn sếu đã trở thành hình ảnh biểu tượng về những người đã hy sinh cho đất nước.

Ngoài những ca khúc nổi tiếng trên, trong Chiến tranh Vệ quốc, các chiến sĩ Hồng quân Xô Viết cũng thường hát những ca khúc như “Tyomnaya Noch”- Đêm tối, một ca khúc “không thể nào quên” của Mark Bernes, ra mắt lần đầu vào năm 1943. Đây là ca khúc nói về sự nhung nhớ người vợ và con nhỏ ở hậu phương của người chiến sĩ ngoài mặt trận, để rồi giữ lời hứa sẽ chiến thắng trở về.

Ca khúc “Chiều hải cảng” do nhạc sỹ Sedoi sáng tác trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết. Ca khúc kể về tình yêu của người thủy thủ với thành phố hải cảng, với ngôi nhà thân quen đang trong vòng vây của quân phát xít Đức, và một niềm tin vào ngày mai chiến thắng... 

Hay ca khúc “Ekh, Dorogi...” (Ôi, Những con đường)được nhạc sĩ Anatoly Novikov phổ nhạc từ thơ của Lev Oshanin, vào đầu năm 1945, trước vài tháng khi chiến tranh vệ quốc kết thúc. Lời ca là những hồi tưởng về nỗi vất vả gian lao mà quân và dân Xô Viết đã phải trải qua trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, đầy khó khăn, gian khổ và hy sinh…

Có thể nói những ca khúc ra đời trong Thế chiến thứ II của các chiến sĩ Hồng quân Xô Viết là những ca khúc “thần thánh” mang niềm tin chiến thắng, sẵn sàng hy sinh, quyết giữ gìn bảo vệ Tổ quốc Xô Viết, cũng như tinh thần quốc tế, tiêu diệt phát xít ở các quốc gia châu Âu, châu Á…. 

Những ca khúc này đã đi vào tâm thức bao người Việt Nam nhiều thế hệ, góp phần động viên nhiều lớp thanh niên lên đường tham cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cho đến ngày toàn thắng./.

You Might Also Like

0 nhận xét

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc