Bảo hiểm Bảo Việt: Nhà báo Tào Khánh Hưng: Người viết phóng sự bằng âm nhạc
Breaking News
Loading...

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Người viết phóng sự bằng âm nhạc

Share on Google Plus

Những năm 80 của thế kỷ trước, nhà báo Tào Khánh Hưng khi đó còn là 1 anh công nhân, công tác trên công trường Xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình và làm cộng tác viên các báo Hà Sơn Bình, Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Tiền phong…

Đến tháng 10/1991, khi tách tỉnh Hà Sơn Bình làm hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây thì anh về làm phóng viên cho báo Hòa Bình. Tháng 3/2000, Tào Khánh Hưng được điều chuyển về công tác tại báo Xây dựng - Bộ Xây dựng cho đến tháng 9/2013, được bổ nhiệm làm Phó tổng biên tập Báo Xây dựng. Những năm tháng dấu chân in khắp mọi miền đất nước đã tích tụ trong tâm hồn anh để rồi vang lên những giai điệu, những phóng sự bằng âm nhạc độc đáo. Mà ít ai nghĩ rằng các ca khúc đó lại ra đời từ ngòi bút của một nhà báo chưa được đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc.

nha bao tao khanh hung: nguoi viet phong su bang am nhac hinh 1
Nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng.

Dịp kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2020, phóng viên VOV đã có cuộc trò chuyện về mối duyên kỳ lạ giữa âm nhạc và báo chí của nhà báo Tào Khánh Hưng.

PV: Hơn 20 năm làm báo, lại chưa được đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc. Vậy, hành trình đến với âm nhạc của anh như thế nào?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Tôi đến với âm nhạc từ năm 2017. Tôi thích dòng nhạc của nhạc sĩ Tuấn Phương. Những sáng tác của anh mang đậm chất dân gian, trữ tình. Thỉnh thoảng anh em mới gặp nhau, tôi được anh kể về ý tưởng sáng tác và được nghe ca khúc mới và có ý định viết ca khúc từ đấy.

Nhạc sĩ Tuấn Phương có chuyên môn sâu, nguyên Phó trưởng Ban Văn nghệ - Đài Tuyền hình Việt Nam, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Sao Mai của Đài nên khắt khe về chuyên môn và rất kiệm lời khen. Hôm ca khúc “Trường Sa yêu thương” được ca sĩ Hoài Phương hát trực tiếp phát sóng trên kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam, anh gọi điện cho tôi nhận xét: “Ca khúc này em viết khá đấy. Tuy nhiên, chỉ cần chỉnh lại khúc thức một chút thì bài hát sẽ hay hơn”.

Tôi rất vui vì lần đầu tiên được anh khen và chính sự khích lệ này là nguồn động viên tôi giúp tôi có thêm động lực cảm xúc sáng tác.   

Audio: Nhà báo chúng tôi

PV: Anh có thể nói về “Nhà báo chúng tôi” - một ca khúc được nhiều bạn đồng nghiệp yêu thích?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Tôi yêu nghề báo và đã gắn bó 30 năm với nghề làm báo. Ngày 21/6 - ngày truyền thống Báo chí Việt Nam và cũng là dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020), tôi đã dành nhiều tâm huyết viết ca khúc “Nhà báo chúng tôi” để ca ngợi tôn vinh về nghề báo vốn gian nan, vất vả nhưng vinh quang và rất tự hào. Qua đó tri ân các nhà báo đã anh dũng hy sinh trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. 

Bài hát cũng có hình ảnh nhà báo Đinh Hữu Dư, phóng viên thường trú của TTXVN bị lũ cuốn trôi khi tác nghiệp tại Cầu Thia, thị xã Nghĩa lộ, tỉnh Yên Bái (2017). Anh là một tấm gương sáng cho thế hệ nhà báo trẻ học tập. “ Đối mặt bão giông giữa những dòng đời lũ siết” nghĩa bóng muốn nói nghề báo là một nghề nguy hiểm, nhiều cảm bẫy, nhà báo không vững lập trường dễ bị chi phối ngã gục bởi đồng tiền của cơ chế thị trường. Cho nên “Đạo đức” của người làm báo đó là: “ Bút sắc, lòng trong, tâm luôn sáng ngời” được thể hiện là một điểm nhấn trong ca khúc này.

PV: Sáng tác âm nhạc và viết báo có gì giống nhau thưa anh?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả, sáng tác ca khúc thì ngôn ngữ phải có hình ảnh, phải được chọn lọc sắp xếp theo khúc thức, giai điệu bay bổng qua từng nốt nhạc thể hiện cao độ, trường độ và âm sắc qua từng giọng ca. Cả hai lĩnh vực sáng tác ca khúc và viết báo có một điểm chung là người viết phải có thực tế, có tính sáng tạo, giàu cảm xúc, nhìn nhận một vấn đề cần khách quan, trung thực.

nha bao tao khanh hung: nguoi viet phong su bang am nhac hinh 2
Nhà báo Tào Khánh trên tàu ra đảo Trường Sa.

PV: Bài hát nào mang đến cảm xúc nhất cho anh? Có phải “Trường Sa yêu thương” - ca khúc mang đến sự tự tin cho anh khi bắt đầu sáng tác âm nhạc?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Cho tới bây giờ tôi đã sáng tác được hơn chục ca khúc. “Trường Sa yêu thương” là ca khúc để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Đó là kết quả chuyến công tác dài ngày lênh đênh giữa biển khơi  (5/2017) khi ra thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Ngoài các bài báo mang tính thời sự viết về Trường Sa thì ca khúc “Trường Sa yêu thương” là kỷ niệm khi con tàu hạ neo làm lễ tưởng niệm 64 chiến sỹ Hải Quân Việt Nam đã hy sinh anh dũng trong trận chiến bảo vệ bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988. Trên sân của boong tàu, mọi người xếp hàng đứng nghiêm trang. Khi Trưởng đoàn đọc lời điếu rồi lần lượt từng người lên dâng hương, hoa.. ai cũng rưng rung, khóc nhớ thương các anh.

Trường Sa, Hoàng Sa là mảnh đất thiêng liêng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bởi lẽ đã có nhiều thế hệ chiến sỹ Hải quân hy sinh bảo vệ quần đảo, giờ đây máu các anh đã hòa vào nước mặn biển xanh, xương, thịt các anh vẫn còn nằm đâu đó dưới lòng sâu đại dương giá lạnh. Thông qua “Trường Sa yêu thương”, tôi bày tỏ lòng khâm phục sự hy sinh kiên cường vượt qua nhiều thiếu thốn, gian khổ của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang ngày đêm đối mặt với hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió trước sự rình rập của kẻ thù. Và muốn gửi tới các anh rằng: Đồng bào cả nước luôn ở bên các anh, cả nước vì Trường Sa.

Audio: Áo trắng tuyến đầu

PV: Anh có nhận được phản hồi của đồng nghiệp về các ca khúc của mình không?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Khi nghe các ca khúc của tôi, mọi người ai cũng rất vui và chung một nhận xét các ca khúc trữ tình, giai điệu nhẹ nhàng, ngôn từ trong sáng. Ví dụ như bài “Nhà báo chúng tôi”, các đồng nghiệp nói rằng người trong nghề nên viết sâu và đúng với công việc hàng ngày của người làm báo.

PV: Anh có thể chia sẻ thêm về “Áo trắng tuyến đầu” – ca khúc mới nhất của mình?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới trong đó có Việt Nam, hàng ngày được thấy sự hy sinh thầm lặng của các y, bác sĩ trong cuộc chiến dịch này, tôi đã viết ca khúc “Áo trắng tuyến đầu”. Bài hát thay tôi và đồng bào cả nước gửi lời tri ân tới đội ngũ các y, bác sĩ Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch.

PV: Báo chí mang đến cho anh sự nghiệp – vậy những ca khúc mà anh viết mang đến cho anh điều gì?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Trước hết phải nói rằng âm nhạc đối với tôi là người bạn chia sẻ nhiều cảm xúc, những điều khó nói ra bằng lời. Âm nhạc đã mang đến cho tôi niềm vui, thêm yêu cuộc sống và yêu đất nước con người hơn. Cũng là dịp để tôi trải nghiệm những cung bậc cảm xúc của mình với 1 hình thức mới, thay vì con chữ là giai điệu, thay vì khổ báo là những hợp âm.

PV: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện./.

You Might Also Like

0 nhận xét

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc