Bảo hiểm Bảo Việt: Hội thảo khoa học về danh nhân văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành
Breaking News
Loading...

Hội thảo khoa học về danh nhân văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành

Share on Google Plus

Sáng nay, 12/7, tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã diễn ra hội thảo khoa học về danh nhân văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành (1558-1635). 

Theo sử sách, ông Trần Hữu Thành là một danh sĩ thời Mạc (1527-1592), đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp - dưới Tiến sĩ một cấp) vào năm 29 tuổi sau hàng chục năm lo đèn sách. Ông quê ở xã Đào Lãng, huyện Đại An, nay là xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

hoi thao khoa hoc ve danh nhan van hoa tran huu thanh hinh 1
Hội thảo khoa học về danh nhân văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành 

Hiện nay, tài liệu ghi chép về thân thế, sự nghiệp cũng như hành trạng của Trần Hữu Thành là rất hạn chế. Người ta chỉ biết rằng, trước khi theo về nhà Lê, ông đã từng giữ chức Đề hình giám sát Ngự sử - một chức quan coi việc giám sát thực thi pháp luật của triều đình. Theo quy định của các triều đình phong kiến, người giữ chức quan như Trần Hữu Thành phải đáp ứng 2 tiêu chí: có học thức cao và đặc biệt phải thanh liêm.

hoi thao khoa hoc ve danh nhan van hoa tran huu thanh hinh 2
Các đại biểu dự hội thảo 

Có thể hiểu, ở ông hội tụ cả 2 phẩm chất: hiền tài và nhân cách. Sau khi triều Mạc để mất Thăng Long, Hoàng giáp Trần Hữu Thành theo về với Nhà Lê với chức vụ trên. Tuy về với Nhà Lê, song, Trần Hữu Thành chỉ làm quan một thời gian rồi cáo quan về ở ẩn tại những địa danh thuộc Nam Định, Hà Nam ngày nay. Ông đã có công lớn trong việc giúp dân khai hoang, lấn biển, lập ấp, lập làng ở nhiều nơi mà Nghĩa Thái- Nghĩa Hưng (Nam Định) là một trong những ví dụ cụ thể nhất. 

GS-TS Trương Sỹ Hùng, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Văn hóa Minh triết Việt Nam cho rằng: nghiên cứu về về Hoàng giáp Trần Hữu Thành cho thấy những phẩm chất mà đến nay vẫn còn giá trị như: ở một vùng quê nghèo như vậy nhưng đã có một người học hành và đỗ đạt. Ông cũng tỉnh táo trước sự nhiễu loạn của giai cấp thống trị và có cách ứng xử của một trí thức liêm chính. Khi về ở ẩn, ông không chỉ để lại những áng thơ văn mà còn sống cuộc đời hữu ích, giúp dân khai khẩn ruộng đất. Điều này được ghi chép bằng những dòng ngắn ngủi trong Đại Việt sử ký toàn thư. 

hoi thao khoa hoc ve danh nhan van hoa tran huu thanh hinh 3
GS-TS Trương Sỹ Hùng- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, con cháu Hoàng giáp Trần Hữu Thành có khoảng 400-500 hộ gia đình ở rải rác gần 40 tỉnh, thành phố trong cả nước và một số đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài.

Hội thảo hôm nay do Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo phối hợp với Hội đồng gia tộc Hoàng giáp Trần Hữu Thành tổ chức. GS-TS Trương Sỹ Hùng - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đề nghị, trong tương lai, hai tỉnh Nam Định, Hà Nam nên kết hợp để tổ chức một hội thảo quốc gia về danh nhân văn hóa Hoàng giáp Trần Hữu Thành./. 

You Might Also Like

0 nhận xét

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc