Breaking News
Loading...

Huế hướng đến một “Kinh đô Áo dài” giữa lòng miền Trung

Share on Google Plus

Ngày hội Áo dài Huế sẽ là điểm nhấn độc đáo tại Festival Huế 2020. Không những vậy, lễ hội Áo dài sẽ là chuỗi sự kiện xuyên suốt tại các kỳ lễ hội thường niên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, góp phần quảng bá thương hiệu và bản sắc văn hóa của áo dài Huế cũng như áo dài Việt Nam trên khắp năm châu. Mục tiêu mà Huế hướng tới là bảo tồn nét đẹp văn hóa áo dài Việt, đồng thời, quảng bá văn hóa và xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc.

hue huong den mot "kinh do ao dai" giua long mien trung hinh 1
Áo dài truyền thống Huế.

Năm 1744, sau khi lên ngôi, xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi có ý định thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, vua Minh Mạng đã quyết tâm thay đổi trang phục trong cả nước. Từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

hue huong den mot "kinh do ao dai" giua long mien trung hinh 2
Tại buổi lễ tri ân người có công định chế lại y phục áo dài Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, trang phục áo dài Việt Nam từ kinh thành Phú Xuân-Huế đã dần dần thay thế các dạng trang phục cổ truyền của Đàng Ngoài, từng bước được điều chỉnh trở thành trang phục chung cho đàn ông và đàn bà Việt Nam. Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng thế cuộc, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam trở thành một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt, vừa trang trọng, vừa mang tính độc đáo, không lẫn vào đâu khi sánh vai cùng các biểu tượng văn hóa trang phục đa dạng trên toàn cầu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, với riêng xứ Huế, áo dài còn ấp ủ một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ.

hue huong den mot "kinh do ao dai" giua long mien trung hinh 3
Áo dài Huế.

"Khi xưng vương thì chúa Nguyễn Phúc Khoát đã có một chủ trương xây dựng một vùng đất hoàn toàn độc lập ở Đàng Ngoài. Trong nhiều việc để thay đổi bộ mặt Đàng Trong, trong đó có việc thay đổi trang phục và chính vì sự kiện này mà chiếc trang phục áo dài chính thức ra đời ở Đàng Trong, khác hẳn với hình thức áo giao lĩnh hay các hình thức trang phục khác đã tồn tại hàng trăm năm ở Đàng Ngoài"- nhà nghiên cứu Xuân Hoa cho biết. 

hue huong den mot "kinh do ao dai" giua long mien trung hinh 4
Trưng bày áo dài.

Công cuộc cải cách trang phục diễn ra dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng. Việc cải cách trang phục này thể hiện tư tưởng thống nhất, chứng minh tính tự chủ về văn hóa của triều đại; tạo cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển chiếc áo dài và dần chính thức trở thành quốc phục của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày nay, với nhịp điệu của cuộc sống hiện đại, áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Tuy nhiên, vấn đề nhận diện Huế là cái nôi đã sản sinh, nuôi dưỡng chiếc áo dài Việt Nam và áo dài cũng là một nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Huế vẫn còn bỏ ngõ, chưa nghiên cứu một cách toàn diện. Giá trị văn hóa riêng có của áo dài Việt Nam và hơn hết là vùng đất Cố đô Huế chính là nơi “khởi đầu” cho quốc phục. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay không chỉ là xây dựng thương hiệu áo dài Huế, mà còn lan tỏa nét đẹp văn hóa của cộng đồng đối với phục trang áo dài ngay trên mảnh đất “tổ” của nó.

Ngoài việc phát động người dân tham gia mặc áo dài trong thời gian diễn ra Festival Huế 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn sẽ tổ chức 5 chương trình cộng đồng: Áo dài phụ nữ Huế, Áo dài học đường, Áo dài trong sinh hoạt đời thường, Áo dài trong lễ hội truyền thống và Áo dài trong lễ nghi gia tộc. Nhà thiết kế thời trang Đặng Thị Minh Hạnh cho rằng, chuỗi hoạt động này hứa hẹn sẽ đem đến cho cộng đồng và du khách những trải nghiệm thú vị. Qua đó, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy vai trò, vị thế của người dân Thừa Thiên Huế trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị áo dài Huế, áo dài Việt Nam.

"Trong tâm thức của người Việt khi nhắc đến Huế người ta vẫn nhớ về hình ảnh không bao giờ thay đổi đó là những chiếc áo dài tím, nón lá và mái tóc thề. Tất cả những hình ảnh đấy tạo nên sắc thái riêng biệt của bản sắc Huế. Như vậy chúng ta có đủ đầy đủ yếu tố để tạo nên một thương hiệu áo dài mà tôi nghĩ không nơi nào có được định vị màu tím như Huế"-  Nhà thiết kế thời trang Đặng Thị Minh Hạnh cho hay. 

Giới chuyên môn cho rằng, với các tư liệu, hiện vật, căn cứ khoa học từ công trình nghiên cứu... cần sớm thành lập Bảo tàng Áo dài Việt Nam. Đây sẽ là sản phẩm du lịch khá thú vị cho du khách khi đến Huế. Song song với việc bảo tồn áo dài ngũ thân truyền thống, ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế cần thường xuyên tổ chức cuộc thi thiết kế áo dài hiện đại, nhằm tìm ra trang phục áo dài đẹp, phát triển từ áo dài truyền thống, phù hợp với đời sống đương đại. 

hue huong den mot "kinh do ao dai" giua long mien trung hinh 5
Hướng đến "Kinh đô áo dài".

"Có thể đề xuất với tỉnh là đầu tư cho việc nghiên cứu áo dài cả nam và nữ. Hơn nữa, tỉnh Thừa Thiên Huế cần thành lập một bảo tàng áo dài Việt Nam tại Huế. Tôi nghĩ, Huế cần một bảo tàng riêng cho mình và áo dài. Trong bảo tàng sẽ là nơi phát huy giá trị, bảo quản và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó là phục hồi nghề may ngũ thân. Tôi thấy nghề may áo dài ngũ thân ở Huế dường như không còn nữa, cần có một chế độ đãi ngộ cho hệ thống nghề may"- Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình Làng Việt đề xuất một số phương án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản áo dài tại Huế. 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ, bên cạnh việc giữ gìn các nét văn hóa truyền thống, áo dài vẫn có những tiếp biến, cách tân để phù hợp với thời đại nhưng áo dài truyền thống là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay áo dài chưa được chính thức công nhận là di sản văn hóa. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng hồ sơ công nhận áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa phi vật quốc gia; tiếp đến là đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

"Chắc chắn trong Đề án Huế kinh đô áo dài chúng ta sẽ hình thành được không gian áo dài sẽ có một nơi để trưng bày, để giới thiệu áo dài Việt Nam, áo dài Huế. Thứ hai, chắc chắn sẽ có một ngày hội áo dài, để hướng tới ngày đó thì toàn dân Huế sẽ mặc áo dài và sẽ khởi động vào ngày mồng 2/9 trong chuỗi sự kiện của Festival Huế, làm sao để hướng tới một ngày mà toàn dân mặc áo dài, kể cả nam, kể cả nữ" - ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết./.

You Might Also Like

0 nhận xét

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc