Bảo hiểm Bảo Việt: Agribank CN tỉnh Cà Mau đồng hành cùng nông dân Cà Mau: Chuyện về lão nông hơn 20 năm gắn bó với Agribank (bài 2)
Breaking News
Loading...

Agribank CN tỉnh Cà Mau đồng hành cùng nông dân Cà Mau: Chuyện về lão nông hơn 20 năm gắn bó với Agribank (bài 2)

Share on Google Plus

Để có được thành công như ngày hôm nay, ngoài sự cần cù lao động không ngừng nghỉ của ông Ba Đức, còn có sự đồng hành xuyên suốt của Agribank từ những ngày đầu khởi nghiệp cho đến thành công ngày hôm nay ông chủ vựa khô Ba Đức.

Khởi nghiệp từ nguồn vốn Agribank

Ông Lê Minh Đức (SN 1948, tên thường gọi là Ba Đức), chủ vựa khô cá bổi Ba Đức (thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), kể: Hồi xưa ở vùng này cá đồng nhiều lắm, gia đình ông cũng giống nhưng những hộ nông dân khác trong vùng chỉ sống bằng nghề trồng lúa và thu hoạch cá tự nhiên vào mùa hạn để bán hoặc làm khô, làm mắm. Dần dà nguồn cá tự nhiên cũng giảm dần nên ông bắt đầu mua cá giống về nuôi thêm để làm khô bán. Nhận thấy thị trường ngày càng chuộng khô cá bổi nên năm 1998 ông quyết định đầu tư nuôi cá sặc bổi để làm khô bán.

Agribank CN tỉnh Cà Mau đồng hành cùng nông dân Cà Mau (bài 2)- Ảnh 1.

Cán bộ Agribank chi nhánh tỉnh Cà Mau, Trần Văn Thời và Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời thăm vựa khô của ông Ba Đức (người mặc áo sọc). Ảnh: Hồng Cẩm

Nhờ học tập kinh nghiệm nhiều nơi cũng như tự mày mò học tập từ internet nên ông Ba Đức mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích đất ruộng gia đình mình sang đào ao nuôi cá bổi. Để có nguồn giống ổn định, chất lượng ông đã tự học kỹ thuật lai ép cá, ươm cá giống để nuôi. Khi có con giống chất lượng ông Ba Đức quyết định đầu tư nuôi chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, để đầu tư nuôi cá bổi bài bản cần nguồn vốn khá lớn, trong khi đó kinh tế gia đình ông hạn hẹp. Sau khi tính toán kỹ lưỡng và bàn bạc với vợ, ông quyết định vay vốn từ Agribank với số tiền ban đầu là 5 triệu đồng để đầu tư nuôi cá bổi.

"Ngày xưa trồng lúa gia đình tui cũng đã có vay vốn Agribank rồi, nhưng số tiền ít thôi. Để đầu tư đào ao nuôi cá, mua cá giống, thức ăn… thì cần số tiền lớn hơn. Khi phương án ổn định tôi ra Agribank CN huyện Trần Văn Thời vay tiền từ 5 triệu đồng rồi đến vài chục, vài trăm triệu đồng và đến nay tôi được cấp hạn mức 5 tỷ đồng"- ông Ba Đức nói.

Có vốn, ông Ba Đức thuê nhân công đào toàn bộ diện tích đất ruộng của gia đình thành 7 ao nuôi, mỗi ao rộng 2.500m2 mặt nước; 2 ao nhỏ ươm cá giống và hệ thống kho lạnh, nhà phơi, máy đóng gói, máy ép chân không…

Agribank CN tỉnh Cà Mau đồng hành cùng nông dân Cà Mau (bài 2)- Ảnh 2.

Ông Ba Đức đang cho cá ăn. Ảnh: Hồng Cẩm

Hàng năm, từ 7 ao nuôi cá ông thu hoạch khoảng 60 tấn cá tươi. Để đủ số lượng khô cung cấp ra thị trường, từng bước ông liên kết thêm 6 hộ nuôi khác trong khu vực, cung cấp thêm khoảng 40 tấn cá tươi. Tổng cộng mỗi năm ông thu khoảng 100 tấn cá tươi, bán ra thị trường trên 30 tấn cá khô, với giá giao động từ 300-330 nghìn đồng/kg (tùy theo size lớn, nhỏ).

Để nguồn thức ăn đầu vào giá hợp lý, ông Ba Đức mở thêm đại lý thức ăn thủy sản, vừa phục vụ việc nuôi cá của gia đình, cấp thức ăn cho các hộ liên kết và bán lại cho các hộ nuôi trong vùng, nhờ vậy mà thu nhập gia đình tăng đáng kể. Theo ông nhẩm tính, với lượng cá khô và đại lý thức ăn, mỗi năm trừ chi phí ông còn lãi trên 1 tỷ đồng.

Việc làm ăn của gia đình ông khấm khá đã góp phần đáng kể cho việc giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương. Mỗi năm vào đợt thu hoạch cá (tháng 10 đến tháng 2 năm sau) vựa khô của ông giải quyết việc làm tại chỗ từ 15-20 lao động và 5 lao động thường xuyên. Lương của mỗi nhân công trung bình từ 300-500 nghìn đồng/ngày, đối với lao động thời vụ; 5-7 triệu đồng/ tháng, đối với lao động thường xuyên.

Xây dựng thương hiệu đặc sản Cà Mau

Tiếng lành đồn xa, thương hiệu khô cá bổi Ba Đức được người tiêu dùng cả nước biết đến, các lái, bạn hàng từ Bắc vào Nam đều đặt mua cá khô của ông. Năm 2011, nhờ sự hỗ trợ của địa phương và Hội Nông dân thị trấn Trần Văn Thời ông đăng ký thành công thương hiệu "Khô cá bổi U Minh- Cá khô bổi Ba Đức". Vựa khô của ông được đầu tư khép kín, bày bản từ con giống đến, quy trình nuôi, cá thành phẩm, kho trữ đông, nhà phơi, đóng gói… Đến năm 2021 sản phẩm khô cá bổi của ông được UBND tỉnh Cà Mau công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Agribank CN tỉnh Cà Mau đồng hành cùng nông dân Cà Mau (bài 2)- Ảnh 3.

Công nhân vựa khô cá bổi Ba Đức đang đóng gói khô để giao cho khách. Ảnh: Hồng Cẩm

Ông Ba Đức chia sẻ: "Ưu điểm của khô cá bổi Ba Đức là chắc thịt, ít mỡ, độ mặn vừa ăn. Để thịt cá săn chắc, trước thu hoạch tôi sẽ giảm thức ăn lại từ 5-7 ngày; cá thu hoạch là đưa vào cấp đông ngay, công nhân làm cá bao nhiêu lấy ra bấy nhiêu nên cá làm khô luôn là cá tươi ngon. Làm như vậy cá sẽ nhẹ ký hơn nhưng bù lại cá chắc thịt, ít mỡ, bảo quản lâu và khi ăn khách hàng khi nướng hoặc chiên lên sẽ có mùi thơm đặc trưng hơn khô cá bổi ở những nơi khác".

Ông Ba Đức còn chia sẻ thêm, ông là khách hàng truyền thống của Agribank chi nhánh huyện Trần Văn Thời. Suốt gần 20 năm nay hễ lúc nào cần vốn thì ông vay vốn đầu tư sản xuất, lúc nào có tiền thì ông trả lại và khi làm ăn khấm khá, dư giả ông gửi tiết kiệm ngược lại tại Agribank. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường ông mở rộng cơ sở sản xuất khô cá bổi, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại nên ông được Agribank CN huyện trần Văn Thời cấp hạn mức 5 tỷ đồng.

"Nhờ nguồn vốn của Agribank giải ngân nhanh, lãi suất thấp và nhiều chính sách ưu đãi mà tôi mới mạnh dạn đầu tư làm ăn. Chứ vay mượn từ bên ngoài chắc gia đình tôi không dám làm lớn như ngày hôm nay"- ông Ba Đức nói.

Ông Đỗ Quốc Tuấn, Chuyên viên Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cho biết: "Anh Ba Đức là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của tỉnh, anh nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, từ thị trấn đến Trung ương. Để đạt được thành tích đó ngoài sự cố gắng làm ăn của anh và gia đình, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương thì còn có sự hỗ trợ lớn của Agribank. Tôi hy vọng rằng Agribank tiếp tục đồng hành cùng anh Ba Đức nói riêng, nông dân trần Văn Thời, Cà Mau nói chung, để bà con đủ điều kiện, mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương".

Agribank CN tỉnh Cà Mau đồng hành cùng nông dân Cà Mau (bài 2)- Ảnh 4.

Người dân đến Agribank CN huyện Trần Văn Thời- Cà Mau thực hiện các giao dịch. Ảnh: Hồng Cẩm

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng tổng hợp Agribank CN tỉnh Cà Mau, kiêm phụ trách Agribank CN huyện Trần Văn Thời: Với vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong lĩnh vực "Tam nông", Agribank đang hoàn thiện các điều kiện cần thiết, sẵn sàng nguồn vốn, dịch vụ tài chính ngân hàng đồng hành cùng bà con nông dân tham gia vào đề án phát triển nông nghiệp mới hiện đại, mô hình kiểu mẫu bắt kịp với xu thế phát triển bền vững.

Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nông sản gắn với giảm phát thải, bền vững trong điều kiện biến động thị trường và xu hướng tiêu dùng; giúp người nông dân liên kết thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Tại Agribank CN huyện Trần Văn Thời tổng dư nợ đến nay đạt gần 2.700 tỷ đồng; tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 99,3%/tổng dư nợ.

You Might Also Like

0 nhận xét

Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung | Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc